Giờ Hoàng Đạo Là Gì? Các Ngày Nên Tránh

Giờ Hoàng Đạo Là Gì? Các Ngày Nên Tránh. Trong phong tục truyền thống của người dân Việt Nam, Giờ Hoàng Đạo và Giờ Hắc Đạo là hai khái niệm quan trọng liên quan đến việc lựa chọn ngày và giờ thích hợp cho các sự kiện và hoạt động trong cuộc sống. Giờ Hoàng Đạo được xem như giờ tốt, mang lại may mắn và thuận lợi cho các hoạt động quan trọng như khai trương, xây cất công trình, đón dâu, xuất hành và nhiều nghi thức tôn giáo khác. Trong khi đó, Giờ Hắc Đạo là giờ không may mắn, không phù hợp cho các sự kiện quan trọng và thường được tránh sử dụng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa và cách xác định Giờ Hoàng Đạo cùng với danh sách các ngày nên tránh sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Trang web giới thiệu: amazonworld.vn ở bài này bạn sẽ biết được yếu tố nào phù hợp trong việc chọn ngày và cách để mọi việc đều hanh thông. Chúc bạn vạn đường suôn sẻ.

Giờ Hoàng Đạo Là Gì Các Ngày Nên Tránh
Giờ Hoàng Đạo Là Gì? Các Ngày Nên Tránh

I. Theo phong tục của người dân Việt Nam Giờ hoàng đạo là gì?

Người dân Việt Nam truyền thống tin rằng trong mỗi ngày, trên trời sẽ có 28 vì sao chiếu mệnh, được gọi là nhị thập bát tú. Trong số đó, có hai loại sao là sao tốt và sao xấu. Khi giờ thuộc cung của sao tốt, được gọi là giờ hoàng đạo, thì được xem là giờ tốt, thích hợp cho nhiều việc trọng đại như ăn cưới, đón cô dâu, nhập học, làm tang lễ, an táng, thành hôn, giao dịch, buôn bán, giao tiếp…

Mỗi ngày âm lịch được chia thành 12 giờ, mỗi giờ gồm 2 tiếng đồng hồ, bắt đầu từ giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng) và theo thứ tự Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Trong mỗi câu lục bát, có 14 chữ, hai chữ đầu chỉ 2 ngày, chữ thứ 3 chỉ giờ Tý, chữ thứ 4 chỉ giờ Sửu, và cứ tiếp tục theo thứ tự từ chữ thứ 3 đến chữ thứ 14 là các giờ Tý, Sửu, Dần, Mão…

Nếu chữ đầu của giờ là “Đ,” thì đó là giờ hoàng đạo. Các giờ hoàng đạo bao gồm: Thanh long, Minh đường, Kim đường, Thiên lương, Ngọc đường và Hoàng đạo.

Trong phong tục truyền thống, việc lựa chọn giờ hoàng đạo là rất quan trọng khi khởi đầu một việc gì đó, như xuất hành, khai trương cửa hàng, xây dựng công trình, đưa đón dâu, lễ đưa ma, hạ huyệt… Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt, khi cần phải linh hoạt trong lựa chọn giờ hoàng đạo, để phù hợp với các điều kiện và tình huống cụ thể.

Giờ Hoàng Đạo Là Gì? Các Ngày Nên Tránh
Giờ Hoàng Đạo Là Gì? Các Ngày Nên Tránh

II. Các khung giờ hoàng đạo theo 12 con giáp

Giờ Hoàng Đạo Là Gì? Các Ngày Nên Tránh
Giờ Hoàng Đạo Là Gì? Các Ngày Nên Tránh

III. Quan niệm chọn giờ hoàng đạo để làm việc lớn

Giờ Hoàng Đạo Là Gì? Các Ngày Nên Tránh
Giờ Hoàng Đạo Là Gì? Các Ngày Nên Tránh

IV. Ngày Hắc Đạo Là gì? Ngày hắc đạo tốt hay xấu?

Giờ Hoàng Đạo Là Gì? Các Ngày Nên Tránh
Giờ Hoàng Đạo Là Gì? Các Ngày Nên Tránh

V. Hướng dẫn tính ngày, giờ Hoàng đạo bằng cách bấm tay

Theo thuyết tử vi của Lục Diệu thì ngày tốt và ngày xấu có thể xác định được thông qua những “dữ liệu” trên bàn tay. Trong đó, “Lục” nghĩa là sáu; “Diệu” nghĩa là những tinh tú, tinh quan trong quỹ đạo của đất trời. Chỉ cần bạn nắm được những đường di chuyển của chúng thì bạn có thể bấm được ngày hoàng đạo trong tuần, trong tháng.

1. Hướng dẫn cách bấm tay để tính ngày hoàng đạo

Bạn có thể sử dụng 2 ngón tay (thường là ngón giữa và ngón trỏ) để thực hiện bấm tay tính ngày. Mỗi ngón tay sẽ có 3 đốt tay và tổng cộng 2 ngón sẽ có 6 đốt tay tương ứng với 6 chòm sao có trong tử vi Lục Diệu. Theo chiều kim đồng hồ, bạn sẽ có 6 sao tương ứng với 6 đốt tay là Đại An – Lưu Liên – Tốc Hỷ – Xích Khẩu – Tiểu Cát – Không Vong. Ví dụ, theo chu kỳ ngày trong tháng 1 (âm lịch), bạn có ngày mùng 1 là Đại An, mùng 2 là Lưu Niên, mùng 3 là Tốc Hỷ, mùng 4 là Xích Khẩu, mùng 5 là Tiểu Cát, mùng 6 là Không Vong; sau đó lặp lại chu kỳ với mùng 7 là Đại An cho đến khi hết ngày trong tháng. Những ngày nào rơi vào chòm Đại An – Tốc Hỷ – Tiên Cát khi bấm đốt tay đều là những ngày tốt, ngày hoàng đạo có trong tháng.

2. Hướng dẫn cách bấm tay để tính giờ hoàng đạo

Để tính giờ hoàng đạo thì bạn vẫn sử dụng hướng dẫn bấm đốt tay như cách tính ngày hoàng đạo. Khi tính ngày nào thì bạn lấy chính ngày đó làm giờ Tý và cũng tính theo chu kỳ thuận theo kim đồng hồ đến giờ cần xem.

Ví dụ: Ngày 25/8 vào lúc 10 giờ sáng. Tháng 8 rơi vào cung Lưu Niên, ngày 25 là ngày Lưu Niên, khung 10 giờ sáng là giờ Tị. Cung Lưu Niên là giờ Tý, theo kim đồng hồ thì nó sẽ rơi vào cung Đại An lúc 10 giờ. Như vậy, giờ Đại An cũng là giờ hoàng đạo theo tử vi Lục Diệu.

Giờ Hoàng Đạo Là Gì? Các Ngày Nên Tránh
Chọn ngày tốt, giờ hoàng đạo để khai trương, xây cất, kể cả xuất hành

3. Cách để tính ngày hoàng đạo và hắc đạo trong tháng

Kế đến, hãy cùng bài viết tìm hiểu qua cách tình ngày hoàng đạo và hắc đạo trong tháng trong bảng dưới đây nhé.

Tháng theo lịch âm Ngày Hoàng đạo Ngày Hắc đạo Tháng 1 và 7 âm Tý – Tị – Mùi – Sửu Dậu – Ngọ – Mão – Hợi Tháng 2 và 8 âm Dậu – Mão – Mùi – Dần Hợi – Tị – Sửu – Thân Tháng 3 và 9 âm Dậu – Hợi – Thìn – Tị Mùi – Sửu – Hợi – Tuất Tháng 4 và 10 âm Sửu – Mùi – Ngọ – Dậu Dậu Tị – Mão – Dậu – Tý Tháng 5 và 11 âm Thân – Mão – Dậu – Sửu Sửu Mùi – Dần – Tị – Hợi Tháng 6 và 12 âm Tuất – Hợi – Mão – Tỵ Dậu – Mùi – Thìn – Sửu

VI. Các Ngày Nên Tránh

1. Ngày Tam Nương

Theo tín ngưỡng của Trung Quốc, ngày Tam Nương là những ngày xấu. Nó rơi vào các ngày: 3, 7, 13, 18, 22, và 27 âm lịch mỗi tháng. Làm việc gì vào ngày Tam Nương cũng dễ dẫn đến thất bại. Đây là ngày đại kỵ khi xem ngày khai trương, dễ làm ăn thua lỗ, không suôn sẻ, gặp nhiều điều không may…

2. Ngày Xích Khẩu

Theo phân tích chiết tự từ, Xích có nghĩa là màu đỏ, Khẩu có nghĩa là Miệng lưỡi. Xích Khẩu hiểu sâu rộng ra có nghĩa là sự mâu thuẫn, bất đồng, cãi vã; khiến công việc không thể thuận lợi. Do đó, ngày Xích Khẩu mang ý nghĩa xấu. Không nên chọn để thực hiện các việc trọng đại, đặc biệt là khi xem ngày khai trương.

3. Ngày Không Vong

Theo phân tích chiết tự từ, Không có nghĩa là hư không, vô sản, không có thành quả; Vong có nghĩa là hao tốn, mất mát, thua lỗ. Do đó, ngày Không Vong là ngày có ý nghĩa xấu, hàm chứa sự mất mát, không may. Khi xem ngày khai trương doanh nghiệp cần tránh những ngày này.

4. Sát

Gia chủ khi muốn mở cửa làm ăn buôn bán, cần tránh ngày phạm Sát. Nếu không sẽ gây ra những hung hại không đáng có, khiến gia đạo lục đục, sự nghiệp công danh của hai vợ chồng gặp trắc trở, tài lộc tiêu tán. Sát này tính theo Tam Hợp Cục – là sự hòa hợp giữa 3 địa chi (3 con giáp) giúp nhau cùng phát triển.

5. Ngày sóc

Ngày sóc là ngày nguyệt tận. Nghĩa là ngày không có mặt trăng, thường là ngày mồng 1, 29 hoặc 30 trong tháng. Tương truyền, khi không có trăng âm dương sẽ hỗn độn chuyển giao, gây ra sự hung hại. Do đó, người ta thường kỵ làm việc lớn hoặc tổ chức khai trương cửa hàng kinh doanh vào ngày sóc.

6. Thụ tử – Sát chủ

Trong 1 năm có 12 tháng và mỗi tháng sẽ có 2 ngày – Thụ tử và Sát chủ. Nên tránh khai trương vào những ngày đó bởi sẽ gặp chuyện không hay. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải làm ngày cưới phạm Thụ tử – Sát chủ thì quý vị đi theo hướng, mặc áo theo ngũ hành ngày đó sinh ra để giảm sự hung hại.

VII. Video tìm hiểu về ngày, giờ Hoàng Đaọ, Hắc Đạo. Tại sao lại kiêng ngày 3, 5, 7, 14, 23 âm lịch